Hợp đồng thế chấp phương tiện giao thông

doc 8 trang hopdong 25/09/2022 4580
Bạn đang xem tài liệu "Hợp đồng thế chấp phương tiện giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochop_dong_the_chap_phuong_tien_giao_thong.doc

Nội dung text: Hợp đồng thế chấp phương tiện giao thông

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NMTNMT HỢP ĐỒNG1 Thế chấp phương tiện giao thông Số: / / Hôm nay, ngày tháng năm , các bên gồm: A. Bên thế chấp: 2 - Địa chỉ : - Điện thoại : Fax : - Mã số DN3 : Nơi cấp : ngày cấp: - Đại diện : Chức vụ : - CMND số : Nơi cấp : ngày cấp: văn bản uỷ quyền số: ngày : của: B. Bên nhận thế chấp: - Địa chỉ : - Điện thoại : Fax : - Mã số DN : Nơi cấp : ngày cấp: - Đại diện : Chức vụ : - CMND số : Nơi cấp : ngày cấp: Đã thỏa thuận ký Hợp đồng thế chấp phương tiện giao thông (“Hợp đồng”) như sau: Điều 1. Nghĩa vụ được bảo đảm 1. Bên thế chấp đồng ý thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình được nêu tại Điều 2 Hợp đồng này và dùng toàn bộ giá trị tài sản này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự của Bên thế chấp, đồng thời là Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng, đối với (Bên nhận thế chấp) phát sinh trước, tại hoặc sau thời điểm ký Hợp đồng này bao gồm, nhưng không giới hạn trong: a) Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phạt chậm trả, phạt vi phạm, chi phí xử lý tài sản thế chấp, các khoản chi phí và phải trả khác của Bên thế chấp theo Hợp đồng tín dụng số (Bên nhận thế chấp) ngày (Bên nhận thế chấp) 4 và các Hợp đồng tín dụng khác ký giữa Bên thế chấp và NGÂN HÀNG trong khoảng thời gian từ ngày (Bên nhận thế chấp) đến ngày (Bên nhận thế chấp);5 b) Nghĩa vụ thực hiện các cam kết của Bên thế chấp khi được (Bên nhận thế chấp) cấp tín dụng dưới hình thức khác bao gồm, nhưng không giới hạn trong: bảo lãnh, chiết khấu, thư tín dụng (L/C); 1 Đơn vị áp dụng mẫu Hợp đồng này trong trường hợp không có mẫu Hợp đồng thế chấp áp dụng cho riêng phương tiện giao thông đó. 2 Ghi đầy đủ thông tin của các chủ sở hữu/sử dụng tài sản thế chấp. 3 Hoặc Mã số đăng ký hộ kinh doanh. 4 Ngày ghi trên hợp đồng tín dụng này phải trước hoặc cùng ngày ký hợp đồng thế chấp để đảm bảo hợp lý về mặt thời gian. 5 Đơn vị kinh doanh tự xác định và thỏa thuận với khách hàng căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách hàng.
  2. c) Nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền (Bên nhận thế chấp) đã ứng trước để thanh toán hộ cho Bên thế chấp liên quan đến việc định giá, công chứng/chứng thực, đăng ký/xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, yêu cầu thay đổi hoặc sửa chữa sai sót nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, bảo hiểm, bảo quản và xử lý tài sản thế chấp, v.v ; d) Nghĩa vụ tài chính khác của Bên thế chấp đối với(Bên nhận thế chấp). 2. Nghĩa vụ được bảo đảm đối với các Hợp đồng tín dụng và các văn bản xác định nghĩa vụ dân sự khác của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp)theo thỏa thuận tại Khoản 1 của Điều này bao gồm cả trường hợp Hợp đồng tín dụng, văn bản xác định nghĩa vụ dân sự khác của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp) được sửa đổi, bổ sung. Điều 2. Tài sản thế chấp 1. Tên và đặc điểm của tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của Bên thế chấp: - Loại phương tiện: - Nhãn hiệu: - Số khung: - Số máy: - Biển số: - - 2. Toàn bộ hoa lợi, lợi tức, quyền tài sản, vật phụ và trang thiết bị kèm theo và phần giá trị đầu tư tăng lên của tài sản nêu tại Điều này cũng thuộc tài sản thế chấp theo Hợp đồng này. Trường hợp Bên thế chấp đã mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp thì khoản tiền bồi thường bảo hiểm sẽ trở thành tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của Bên thế chấp tại (Bên nhận thế chấp). Quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm thuộc (Bên nhận thế chấp). 3. Giấy tờ về tài sản:6 - Loại Giấy đăng ký phương tiện giao thông: số do cấp ngày - Điều 3. Giá trị tài sản thế chấp 1. Tổng giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký Hợp đồng này là đồng, theo Biên bản định giá tài sản/Biên bản đánh giá tài sản ngày Việc định giá trên chỉ làm cơ sở để (Bên nhận thế chấp) ước tính mức cho vay, cấp tín dụng, không dùng làm căn cứ trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. 2. (Bên nhận thế chấp) được quyền chủ động thực hiện việc định giá lại tài sản thế chấp và điều chỉnh mức cho vay, cấp tín dụng, phù hợp với chính sách cho vay của (Bên nhận thế chấp) trong từng thời kỳ. Bên thế chấp đồng ý và công nhận các thông báo của (Bên nhận thế chấp) về giá trị tài sản thế chấp như các Phụ lục của Hợp đồng này. Điều 4. Thời hạn thế chấp Thời hạn thế chấp tài sản nêu trên được tính kể từ ngày các Bên ký Hợp đồng này cho đến khi Bên thế chấp hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định tại Điều 1 6 Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như: Giấy đăng ký phương tiện giao thông; Hợp đồng bảo hiểm; Giấy chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho SeABank; Hợp đồng mua bán; Hoá đơn bán hàng GTGT, Chứng từ thanh toán, Phiếu nhập kho; Biên bản giao nhận; Phiếu bảo hành, .
  3. Hợp đồng này đối với (Bên nhận thế chấp) và thực hiện xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền. Điều 5. Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp 1. Trong thời hạn 15 ngày dương lịch (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày (Bên nhận thế chấp) yêu cầu, Bên thế chấp có nghĩa vụ mua và chịu chi phí mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo yêu cầu của (Bên nhận thế chấp). Trường hợp Bên thế chấp không mua, (Bên nhận thế chấp) có quyền, theo quyết định của (Bên nhận thế chấp), mua bảo hiểm thay cho Bên thế chấp. Trong trường hợp này, Bên thế chấp có nghĩa vụ hoàn trả chi phí mua bảo hiểm cho (Bên nhận thế chấp) trong thời hạn 03 ngày dương lịch (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày (Bên nhận thế chấp) thông báo. Nếu quá thời hạn này mà Bên thế chấp không hoàn trả, (Bên nhận thế chấp) có quyền tự động trích tiền từ tài khoản của Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng và/hoặc khấu trừ từ tiền vay của Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng để thu hồi tiền mua bảo hiểm. Trong trường hợp đó, giá trị số tiền mua bảo hiểm được khấu trừ từ tiền vay của Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng sẽ được tính vào tổng giá trị khoản vay của Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng tại NGÂN HÀNG. 2. Bên thế chấp có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp tại (Bên nhận thế chấp). Nếu (Bên nhận thế chấp) có yêu cầu, Bên thế chấp có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ giấy tờ bảo hiểm gốc cho (Bên nhận thế chấp) trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày (Bên nhận thế chấp) yêu cầu hoặc thời hạn khác theo yêu cầu của (Bên nhận thế chấp). (Bên nhận thế chấp) là người được thụ hưởng tiền bồi thường bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và tất cả các khoản tiền khác mà tổ chức bảo hiểm trả cho Bên thế chấp. Trường hợp tổ chức bảo hiểm không chi trả trực tiếp tiền bảo hiểm cho (Bên nhận thế chấp), Bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho (Bên nhận thế chấp) số tiền bảo hiểm ngay trong ngày nhận được. Nếu khoản tiền bảo hiểm nhận được không đủ để trả nợ hoặc để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của (Bên nhận thế chấp), Bên thế chấp phải bổ sung tài sản bảo đảm, hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, hoặc phải giảm dư nợ tương ứng hoặc tất cả các biện pháp trên. 3. Hợp đồng bảo hiểm nêu tại khoản 2 Điều này bao gồm hợp đồng bảo hiểm mà Bên thế chấp đã/sẽ giao kết trước/sau khi ký kết Hợp đồng này. Điều 6. Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp 1. Bên thế chấp có nghĩa vụ cập nhật cho (Bên nhận thế chấp) về thực trạng tài sản thế chấp và những thay đổi (nếu có) đối với tài sản thế chấp. 2. Bên thế chấp được quyền và có trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và được đầu tư hoặc cho người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp, toàn bộ phần tài sản tăng thêm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nêu tại Điều 1 Hợp đồng này. 3. Bên thế chấp được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nếu có văn bản chấp thuận của (Bên nhận thế chấp), với các điều kiện do (Bên nhận thế chấp) quy định. (Bên nhận thế chấp) được yêu cầu và Bên thế chấp, Bên thuê, mượn tài sản phải tuân thủ việc ngừng/chấm dứt hoạt động/giao dịch cho thuê, cho mượn, khai thác, sử dụng Tài sản thế chấp nếu xét thấy việc tiếp tục cho thuê, cho mượn, khai thác, sử dụng Tài sản thế chấp sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của Tài sản thế chấp hoặc việc quản lý, xử lý Tài sản thế chấp của (Bên nhận thế chấp). 4. Trừ trường hợp có văn bản đồng ý của (Bên nhận thế chấp) với các điều kiện do (Bên nhận
  4. thế chấp) quy định, Bên thế chấp: (i) không được sử dụng tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác; (ii) không được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, góp vốn hoặc có bất kỳ hình thức nào chuyển hoặc làm hạn chế quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp; (iii) không được hủy hoại, làm giảm giá trị của tài sản thế chấp; (iv) không được giao, ủy quyền cho người khác quản lý, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp, v.v 5. Khi tài sản thế chấp bị mất, hủy hoại, hư hỏng, giảm sút giá trị, trong thời hạn 01 ngày dương lịch (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày (Bên nhận thế chấp) thông báo, hoặc thời hạn khác theo yêu cầu của (Bên nhận thế chấp), Bên thế chấp phải khôi phục, sửa chữa tài sản thế chấp, hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm khác được (Bên nhận thế chấp) chấp thuận để bù đắp phần giá trị giảm sút. Nếu không thực hiện được, (Bên nhận thế chấp) được quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ trước hạn. 6. Nếu Tài sản thế chấp bị tiêu hủy, hư hỏng, thu hồi, trưng thu, trưng dụng, v.v bằng Hợp đồng này, Bên thế chấp ủy quyền không hủy ngang cho (Bên nhận thế chấp) được đại diện Bên thế chấp thực hiện các thủ tục, ký các giấy tờ liên quan để nhận và quản lý các khoản tiền bảo hiểm, bồi thường, v.v từ các cơ quan nhà nước, tổ chức và/hoặc cá nhân liên quan. Toàn bộ các khoản tiền bảo hiểm, tài sản được đền bù, bồi thường, v.v sẽ trở thành tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của Bên vay tại (Bên nhận thế chấp). Bên thế chấp cam kết không tự ý, hay đơn phương nhận các khoản tiền nêu trên mà sẽ phối hợp với (Bên nhận thế chấp) để (Bên nhận thế chấp) được nhận và quản lý các khoản tiền này. Điều 7. Xử lý tài sản thế chấp 1. Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp: a) Khi đến thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp phải trả nợ trước hạn) theo các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và/hoặc các văn bản liên quan khác mà Bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì (Bên nhận thế chấp) được quyền xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp để thu hồi nợ; b) Khi Bên thế chấp vi phạm bất kỳ một cam kết hay nghĩa vụ nào theo Hợp đồng này hoặc quy định pháp luật có liên quan và không khắc phục vi phạm trong thời hạn quy định trong văn bản thông báo của (Bên nhận thế chấp), (Bên nhận thế chấp) có quyền xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp để thu hồi nợ; c) Khi Bên thế chấp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, chuyển đổi, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các vụ kiện và/hoặc tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp, (Bên nhận thế chấp) được quyền xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp để thu hồi nợ; d) Các trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận. 2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp: (Bên nhận thế chấp) và Bên thế chấp thống nhất phương thức xử lý tài sản thế chấp như sau: a) (Bên nhận thế chấp) nhận chính tài sản thế chấp để thay thế nghĩa vụ trả nợ của Bên thế chấp; và/hoặc b) (Bên nhận thế chấp) trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức khác để bán tài sản thế chấp (bán riêng lẻ hoặc thông qua đấu giá); (Bên nhận thế chấp) được quyền thay mặt cho Bên thế chấp ký trên mọi giấy tờ, tài liệu trong quá trình bán tài sản kể cả việc ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản; và/hoặc
  5. c) Phương thức khác mà (Bên nhận thế chấp) cho là phù hợp tình hình thực tế và không trái pháp luật như: ủy quyền, ủy thác xử lý nợ và tài sản bảo đảm, v.v Trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp, (Bên nhận thế chấp) được toàn quyền lựa chọn và quyết định: (i) phần và/loại tài sản thế chấp ưu tiên xử lý trước, (ii) thời điểm và phương thức xử lý tài sản thế chấp, (iii) việc định giá và xác định giá bán/xử lý tài sản thế chấp cũng như việc tổ chức xử lý tài sản thế chấp. Bên thế chấp cam kết tuân thủ và không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp gì về việc (Bên nhận thế chấp) thực hiện các quyền lựa chọn và quyết định nêu tại Hợp đồng này. 3. Bằng Hợp đồng này, Bên thế chấp đồng ý cho (Bên nhận thế chấp) có toàn quyền thực hiện việc bán, hoặc uỷ quyền cho Bên thứ ba có chức năng mua bán tài sản, bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà không cần có thêm bất kỳ sự đồng ý nào của Bên thế chấp. (Bên nhận thế chấp) có quyền đơn phương xác định giá bán tài sản, trực tiếp ký Hợp đồng chuyển nhượng tài sản và thực hiện các thủ tục liên quan tại các cơ quan có thẩm quyền (nếu cần thiết) để chuyển nhượng, sang tên tài sản cho Bên mua. Trong trường hợp (Bên nhận thế chấp) ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc xử lý tài sản thì Bên thế chấp chấp thuận rằng Bên thứ ba cũng sẽ có toàn quyền ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các thủ tục liên quan tại các cơ quan có thẩm quyền để chuyển nhượng, sang tên tài sản cho Bên mua. 4. Bên thế chấp có nghĩa vụ giao và/hoặc phối hợp với bên giữ tài sản thế chấp (nếu có) giao tài sản thế chấp cho (Bên nhận thế chấp) để xử lý. Nếu Bên thế chấp không tự nguyện bàn giao tài sản thế chấp trong vòng 01 ngày dương lịch (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày (Bên nhận thế chấp) yêu cầu, (Bên nhận thế chấp) có quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý thu hồi nợ mà không cần sự đồng ý, tham gia của Bên thế chấp. Bên thế chấp phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản thế chấp và phải bồi thường cho (Bên nhận thế chấp) nếu gây thiệt hại cho (Bên nhận thế chấp). Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản thế chấp, nếu Bên thế chấp/bên giữ tài sản có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì (Bên nhận thế chấp) có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành thu giữ tài sản thế chấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho (Bên nhận thế chấp) thực hiện quyền thu giữ tài sản thế chấp. 5. (Bên nhận thế chấp) được quyền (trực tiếp hoặc ủy quyền cho bên thứ ba) khai thác, sử dụng và thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp trong thời gian chờ xử lý tài sản thế chấp. Toàn bộ số tiền thu được sau khi trừ đi các chi phí liên quan được dùng để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp) nêu tại Điều 1 Hợp đồng này. 6. Trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp theo Điều này nhưng Bên thế chấp không phối hợp thực hiện các thủ tục hoặc ký các văn bản theo quy định pháp luật để xử lý tài sản thế chấp thì: (i) Hợp đồng thế chấp này được dùng để thay thế Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng tài sản và các văn bản liên quan khác giữa Bên thế chấp với người mua tài sản thế chấp và (ii) (Bên nhận thế chấp) được tiến hành xử lý tài sản thế chấp (được quyền thay mặt Bên thế chấp quyết định, ký kết tất cả các tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán/chuyển nhượng tài sản). Ngoài ra, (Bên nhận thế chấp) được sử dụng các tài liệu liên quan khác của mình để phục vụ cho việc xử lý tài sản thế chấp. Bên thế chấp cam đoan từ bỏ mọi quyền khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc xử lý tài sản trên. 7. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp do (Bên nhận thế chấp) quản lý,
  6. định đoạt. Tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp) sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp, chi phí bảo quản, định giá và bán tài sản, và các chi phí cần thiết khác có liên quan ((Bên nhận thế chấp) sẽ khấu trừ luôn các khoản tiền này khi xử lý tài sản thế chấp). Sau khi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ, nếu tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp còn thừa thì (Bên nhận thế chấp) trả lại phần thừa cho Bên thế chấp; nếu tiền thu được còn thiếu thì Bên thế chấp sẽ phải tiếp tục trả phần còn thiếu đó cho (Bên nhận thế chấp). 8. Trong trường hợp Bên thế chấp có nhiều tài sản bảo đảm tại (Bên nhận thế chấp) thì (Bên nhận thế chấp) có quyền lựa chọn từng tài sản cụ thể để xử lý trước. 9. Nếu tài sản thế chấp là đối tượng của việc khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế phải kế thừa thực hiện những cam kết của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp) trước khi thực hiện việc khai nhận hoặc phân chia di sản. 10. Sau khi xử lý tài sản thế chấp (Bên nhận thế chấp) có trách nhiệm thông báo cho Bên thế chấp kết quả xử lý tài sản thế chấp. Thông báo này được coi là văn bản chứng minh kết quả xử lý tài sản thế chấp và có giá trị pháp lý đối với (Bên nhận thế chấp), Bên thế chấp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của các bên 1. Bên thế chấp có các quyền và nghĩa vụ dưới đây: a) Được sử dụng, khai thác công dụng của tài sản thế chấp và chịu trách nhiệm dân sự của chủ tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật. b) Phải giao toàn bộ bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp, bản gốc/bản chính giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp cho (Bên nhận thế chấp) giữ ngay sau khi ký kết Hợp đồng này và trước khi (Bên nhận thế chấp) thực hiện bất kỳ một khoản giải ngân nào có liên quan; c) Phải phối hợp với (Bên nhận thế chấp) thực hiện các thủ tục định giá, công chứng, chứng thực, đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, yêu cầu thay đổi hoặc sửa chữa sai sót nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thực hiện thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp; d) Phải bổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác cho (Bên nhận thế chấp) khi tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, tiêu hủy, hoặc có sự biến động giá theo kết quả định giá của (Bên nhận thế chấp) dẫn đến việc không còn đủ giá trị để đảm bảo cho khoản cấp tín dụng cho Bên vay vốn/Bên được cấp tín dụng với (Bên nhận thế chấp) theo đúng tỷ lệ cấp tín dụng (tỷ lệ tiền vay)/giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của (Bên nhận thế chấp); e) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng, tiêu hủy, giảm sút giá trị. Trường hợp sửa chữa tài sản thế chấp có thể dẫn đến giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì phải thông báo cho (Bên nhận thế chấp) bằng văn bản trước khi thực hiện; f) Thông báo bằng văn bản cho (Bên nhận thế chấp) về quyền của Bên thứ ba đối với tài sản thế chấp trong thời hạn 01 ngày dương lịch (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày phát sinh quyền của Bên thứ ba. Trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn 01 ngày nêu trên thì (Bên nhận thế chấp) có quyền ngừng giải ngân, xử lý tài sản thế chấp và thu hồi nợ trước hạn;
  7. g) Thực hiện giao tài sản thế chấp cho (Bên nhận thế chấp) trong trường hợp (Bên nhận thế chấp) tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo Điều 7 Hợp đồng này; h) Tạo điều kiện thuận lợi để (Bên nhận thế chấp) kiểm tra tài sản thế chấp vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian thế chấp và cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp trong trường hợp (Bên nhận thế chấp) có yêu cầu; i) Tạo điều kiện thuận lợi để (Bên nhận thế chấp) thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người xử lý tài sản thế chấp; j) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của những giấy tờ, thông tin cung cấp cho (Bên nhận thế chấp) và tính hợp pháp của tài sản thế chấp; k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận tại Hợp đồng này. 2. (Bên nhận thế chấp) có các quyền và nghĩa vụ dưới đây: a) Được yêu cầu Bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp và giám sát, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp; b) Yêu cầu Bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng, tiêu hủy, chậm tiến độ hình thành hoặc không hình thành (nếu là tài sản hình thành trong tương lai). Nếu Bên thế chấp không thực hiện, (Bên nhận thế chấp) có quyền thu hồi nợ trước hạn và được xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận ghi nhận tại Điều 7 Hợp đồng này để thu hồi nợ; c) Có quyền chấm dứt cho vay, cấp tín dụng, ngừng giải ngân, thu hồi nợ trước hạn và xử lý tài sản thế chấp nếu Bên thế chấp vi phạm một trong các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và/hoặc các văn bản có liên quan khác; d) Xử lý tài sản thế chấp theo phương thức đã thỏa thuận với Bên thế chấp trong Hợp đồng này; e) Yêu cầu Bên thế chấp hoặc Bên thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản thế chấp trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ; f) Cấp cho Bên thế chấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông để lưu hành theo định kỳ hàng tháng hoặc theo kỳ hạn khác do (Bên nhận thế chấp) quyết định; g) Bảo quản và trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp cho Bên thế chấp sau khi Bên thế chấp đã hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với (Bên nhận thế chấp); h) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận tại Hợp đồng này. Điều 9. Giải quyết tranh chấp 1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các Bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. 2. Trong trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong hai Bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền nơi có trụ sở của (Bên nhận thế chấp) hoặc nơi khác do (Bên nhận thế chấp) lựa chọn giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 10. Thỏa thuận khác 1. Nếu có sự thay đổi nội dung hoặc chấm dứt hiệu lực của các Hợp đồng tín dụng và các văn bản xác định nghĩa vụ dân sự khác của Bên thế chấp đối với (Bên nhận thế chấp) đã nêu tại Điều 1 Hợp đồng này, thì sự thay đổi hoặc chấm dứt đó không đương nhiên làm thay đổi, chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng này.
  8. 2. Sự vô hiệu của bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của những điều khoản còn lại của Hợp đồng. Những điều khoản này vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp lý và Hợp đồng này coi như không có (những) điều khoản bị vô hiệu đó. 3. Trong Hợp đồng này, tất cả các điều khoản quy định về quyền của (Bên nhận thế chấp) được hiểu là (Bên nhận thế chấp) có quyền quyết định lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện, nhưng không có nghĩa là (Bên nhận thế chấp) có nghĩa vụ thực hiện các quyền đó. 4. Bên thế chấp cam đoan những thông tin đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và vào thời điểm ký Hợp đồng này, tài sản thế chấp nói trên: a) Được phép thế chấp theo quy định của Pháp luật; b) Hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên thế chấp, không có bất kỳ sự tranh chấp nào; c) Chưa được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào hoặc dùng để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ dân sự nào; d) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc có bất kỳ quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu; e) Không có giấy tờ sở hữu/sử dụng nào khác ngoài giấy tờ nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này. 5. Các bên cam kết: a) Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và/hoặc bị lừa dối; b) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này; c) Đã đọc kỹ và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. 6. Những vấn đề chưa được thỏa thuận trong Hợp đồng này sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật và quy định của (Bên nhận thế chấp). 7. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký 7 cho đến khi chấm dứt thời hạn thế chấp theo quy định tại Điều 4 Hợp đồng này. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác tại Hợp đồng, việc sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được Bên thế chấp và (Bên nhận thế chấp) lập thành văn bản theo quy định của pháp luật 8. Hợp đồng này được lập thành bản, (Bên nhận thế chấp) giữ 02 bản, Bên thế chấp giữ bản, 8 lưu bản. BÊN THẾ CHẤP BÊN NHẬN THẾ CHẤP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) 7 Hoặc ngày công chứng hoặc kể từ thời điểm đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp do đơn vị lựa chọn để áp dụng ngày có hiệu lực phù hợp. 8 Tên Tổ chức hành nghề công chứng/Bên thứ ba (nếu có)s.