Mẫu hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm

doc 6 trang hopdong 25/09/2022 6560
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docmau_hop_dong_cam_co_so_tiet_kiem.doc

Nội dung text: Mẫu hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG CẦM CỐ SỔ TIẾT KIỆM Số Công chứng: Quyển số: 02 TP/CC-SCC/HĐGD.
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG CẦM CỐ SỔ TIẾT KIỆM Hôm nay, ngày tháng năm 2010, tại , chúng tôi gồm có: BÊN CẦM CỐ: Ông , sinh năm: , CMND số: do Công an cấp ngày và vợ là bà , sinh năm: , CMND số: do Công an . cấp ngày Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: BÊN NHẬN CẦM CỐ: CÔNG TY - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cấp lần đầu ngày 24/11/2004 - Địa chỉ trụ sở chính: - Người đại diện: Ông Chức vụ: Giám đốc - Ông có CMND số: do cấp ngày Các bên thoả thuận, nhất trí ký Hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm theo các điều khoản sau: ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM Bên Cầm cố đồng ý cầm cố và Bên Nhận Cầm cố đồng ý cầm cố tài sản bảo đảm quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này để bảo đảm cho tất cả các nghĩa vụ của Bên Cầm cố (ông/bà - sau đây gọi tắt là “Tu Nghiệp sinh”) với Bên Nhận Cầm cố theo “Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản” số: NB /KKK /2009/HĐTN ký ngày giữa ông/bà với Công ty cùng các phụ lục kèm theo (nếu có). ĐIỀU 2: TÀI SẢN CẦM CỐ Tài sản dùng để cầm cố là số tiết kiệm số mở ngày . tại Ngân hàng ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ TÀI SẢN CẦM CỐ Giá trị của tài sản cầm cố tại thời điểm ký Hợp đồng này là: đồng ( đồng) theo số dư tiền gửi được Ngân hàng . xác nhận tại sổ tiết kiệm nêu tại Điều 2 Hợp đồng này. ĐIỀU 4: THỜI HẠN CẦM CỐ
  3. Thời hạn cầm cố tài sản nói trên là kể từ ngày ký hợp đồng này cho đến khi Bên Cầm cố thực hiện xong các nghĩa vụ của mình đối với Bên Nhận Cầm cố. ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CẦM CỐ 5.1. Được hưởng lãi suất theo quy định của Ngân hàng, được trả lại sổ tiết kiệm nếu hoàn thành chương trình tu nghiệp, trở về nước đúng hạn có xác nhận hoàn thành hợp đồng của phía Nhật Bản và không được gây bất cứ thiệt hại nào cho Bên Nhận Cầm cố, phía Nhật Bản và các bên có liên quan khác; 5.2. Được hưởng các quyền lợi ghi trong “Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản” đã ký với Bên Nhận Cầm cố; 5.3. Giao cho Bên Nhận Cầm cố giữ tài sản cầm cố như đã nêu tại Điều 2 Hợp đồng này; 5.4. Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có) và chịu mọi chi phí liên quan; 5.5. Trong thời hạn cầm cố, không được đưa tài sản cầm cố trên tham gia bất cứ giao dịch nào mà không có sự đồng ý của Bên Nhận Cầm cố; 5.6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật. ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN CẦM CỐ 6.1. Được quyền rút toàn bộ số tiền (gốc và lãi) trong sổ tiết kiệm nói trên để khắc phục các thiệt hại do việc Tu Nghiệp sinh vi phạm “Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản” gây ra (nếu có); 6.2. Được lưu giữ bản chính sổ tiết kiệm quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này; 6.3. Có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ tiết kiệm nói trên trong suốt thời gian Tu Nghiệp sinh tu nghiệp/làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng đã ký; 6.4. Không được tự ý làm thủ tục với Ngân hàng để rút tiền trong sổ tiết kiệm nếu không có đầy đủ chứng cứ chứng minh Tu Nghiệp sinh vi phạm Hợp đồng đã ký; 6.5. Không được mang tài sản cầm cố đi cầm cố, thế chấp lại dưới bất kỳ hình thức nào; 6.6. Trả lại sổ tiết kiệm cho Bên Cầm cố nếu Tu Nghiệp sinh hoàn thành chương trình tu nghiệp, trở về nước đúng hạn có xác nhận hoàn thành hợp đồng của phía Nhật Bản và không được gây bất cứ thiệt hại nào cho Bên Nhận Cầm cố, phía Nhật Bản và các bên có liên quan khác, đồng thời Tu Nghiệp sinh hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng với Bên Nhận Cầm cố; 6.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ 7.1. Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố: 7.1.1. Tu Nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nơi tu nghiệp/làm việc theo quy định của phía Nhật Bản;
  4. 7.1.2. Tu Nghiệp sinh vi phạm nội qui, qui định của phía tiếp nhận Nhật Bản, gây thiệt hại về kinh tế cho phía Nhật Bản mà không tự bồi thường hoặc không có khả năng bồi thường những thiệt hại do Tu Nghiệp sinh vi phạm gây ra; 7.1.3. Tu Nghiệp sinh vi phạm hợp đồng tu nghiệp, hoặc vi phạm pháp luật Nhật Bản dẫn đến bị phía Nhật Bản quyết định đình chỉ tu nghiệp và trục xuất về nước; 7.1.4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. 7.2. Các chứng cứ chứng minh Tu Nghiệp sinh vi phạm: Các chứng cứ pháp lý để chứng minh các vi phạm của tu nghiệp sinh là bản chính văn bản thông báo của phía tiếp nhận Nhật Bản (Hiệp hội đúc Kawaguchi - Kaikenkai - Nhật Bản) đề cập đến một trong những nội dung như đã nêu tại khoản 7.1 nêu trên. 7.3. Phương thức xử lý tài sản: Trong mọi trường hợp như quy định tại khoản 7.1 nêu trên, Bên Nhận Cầm cố có quyền chủ động xử lý tài sản cầm cố theo đúng quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên. 7.4. Tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố Tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố, sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản sẽ được Bên Nhận Cầm cố sử dụng để chi trả các khoản chi phí, phạt (nếu có), bồi thường thiệt hại (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác do việc Tu Nghiệp sinh vi phạm hợp đồng gây ra; ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN 8.1. Bên Nhận Cầm cố có nghĩa vụ hoàn trả các giấy tờ về tài sản cầm cố cho Bên Cầm cố trong vòng 01 (một) tháng sau khi Tu Nghiệp sinh hoàn thành chương trình tu nghiệp/làm việc, về nước đúng hạn mà không gây ra bất kỳ thiệt hại về kinh tế, và các thiệt hại khác cho Bên Nhận Cầm cố và phía Nhật Bản, đồng thời xuất trình cho Bên Nhận Cầm cố bản gốc văn bản chứng nhận đã hoàn thành chương trình tu nghiệp do phía tiếp nhận Nhật Bản cấp cho Tu Nghiệp sinh đồng thời hoàn tất các thủ tục thanh lý hợp đồng với Bên Nhận Cầm cố; 8.2. Bên Cầm cố cam kết thực hiện nghiêm túc các hợp đồng, văn bản đã ký với Bên Nhận Cầm cố và phía tiếp nhận Nhật Bản, không vi phạm hợp đồng. Trường hợp Tu Nghiệp sinh vi phạm các hợp đồng đã ký thì phải chịu mọi trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết với Bên Nhận Cầm cố, với phía tiếp nhận Nhật Bản cũng như trước pháp luật Việt Nam và Nhật Bản; 8.3. Bên Cầm cố cam kết những thông tin về nhân thân và tài sản cầm cố đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và tại thời điểm ký Hợp đồng này, tài sản cầm cố nói trên: a/ Được phép cầm cố theo quy định của Pháp luật;
  5. b/ Hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên Cầm cố và không có bất kỳ sự tranh chấp nào; c/ Chưa được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng dưới mọi hình thức hoặc dùng để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ dân sự nào; d/ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc có bất kỳ quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế quyền sở hữu, quyền sử dụng ngoài những hạn chế đã được nêu tại Hợp đồng này; e/ Không có giấy tờ nào khác ngoài giấy tờ nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này. 8.4. Các bên cam kết: a/ Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối và cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận trong Hợp đồng này; b/ Đã tự đọc hoặc được nghe đọc đúng, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. 8.5. Hợp đồng này không huỷ ngang, mọi sửa đổi bổ sung nội dung Hợp đồng phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản. ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG CẦM CỐ 9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Cầm cố giao sổ tiết kiệm nêu tại Điều 2 của hợp đồng này cho Bên Nhận cầm cố. Các Hợp đồng, phụ lục hợp đồng hoặc văn bản, tài liệu, giấy tờ được các bên thống nhất sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng này hoặc liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo và có giá trị pháp lý theo Hợp đồng. 9.2. Các Hợp đồng được bảo đảm bằng Tài sản theo Hợp đồng cầm cố này nếu vô hiệu không làm Hợp đồng này vô hiệu. Trong trường hợp do có sự thay đổi về luật pháp, quy định hiện hành làm cho việc cầm cố tài sản đối với một hoặc một số tài sản nêu tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng này vô hiệu, thì Hợp đồng này vẫn có hiệu lực với những tài sản, điều khoản còn lại. 9.3. Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau: - Tu Nghiệp sinh hoàn thành chương trình tu nghiệp/làm việc, về nước đúng hạn mà không gây ra bất kỳ thiệt hại về kinh tế, và các thiệt hại khác cho Bên Nhận Cầm cố và phía Nhật Bản, đồng thời xuất trình cho Bên Nhận Cầm cố bản gốc văn bản chứng nhận đã hoàn thành chương trình tu nghiệp do phía tiếp nhận Nhật Bản cấp cho tu nghiệp sinh; - Tài sản cầm cố đã được xử lý theo quy định tại Điều 7 của Hợp đồng này theo quy định của Pháp luật; - Các bên thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm khác; - Các trường hợp khác mà pháp luật quy định. ĐIỀU 10: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
  6. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Hợp đồng này và các tài liệu kèm theo Hợp đồng này là bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng tu nghiệp tại Nhật Bản quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, đã được các bên đọc lại, hiểu và nhất trí ký tên dưới đây để làm bằng chứng. BÊN CẦM CỐ BÊN NHẬN CẦM CỐ