Hợp đồng xuất khẩu ba bên

docx 7 trang hopdong 25/09/2022 6400
Bạn đang xem tài liệu "Hợp đồng xuất khẩu ba bên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhop_dong_xuat_khau_ba_ben.docx

Nội dung text: Hợp đồng xuất khẩu ba bên

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020 HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BA BÊN Số: 12/2020/HDXKBB • Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015; • Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005; • Căn cứ luật xuất nhập khẩu nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; • Căn cứ theo thỏa thuận các bên; Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Tại địa chỉ 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chúng tôi gồm các bên: Bên A (Gọi là bên Xuất khẩu) Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Nam Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654 Chi nhánh: Vietinbank Địa chỉ: 10 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội Số điện thoại: 0236542324 số fax: 59556 Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Hòa Nam Chức vụ: Giám đốc Bên B (bên bán) Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên Bảo An Mã số thuế: 15462243 Số tài khoản:1963212654 Chi nhánh: Vietinbank Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Số điện thoại: 023654921 số fax: 59561 Người đại diện theo pháp luật: Nguyên Minh Chức vụ: Giám đốc Bên C (bên bán) Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ab Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654 Chi nhánh: Vietinbank Địa chỉ: 150 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội Số điện thoại: 0236668921 số fax: 5679561 Người đại diện theo pháp luật: Trường Tào Chức vụ: Giám đốc Các bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây: Điều 1. Nội dung hợp đồng – Các bên thống nhất về việc thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa bên Bán( Bên B và bên C ký kết hợp đồng hợp tác) với bên A nhằm xuất khẩu gạo tươi; – Bên B và bên C cùng nhau hợp tác trên tinh thần các bên cùng có lợi; – Các bên cùng nhau thỏa thuận về việc cung cấp gạo tươi với số lượng, giá cả như sau: – Loại hàng hóa: gao tươi; – Màu sắc: Trắng tự nhiên, màu trắng dại là đã qua tẩy trắng; – Hình dáng: Hạt gạo tròn, cứng, mẩy, ít nứt vỡ; – Bên A giao hàng cho bên B số lượng gao tươi là 15 tấn; – Giá: 0.5 usd/kg Điều 2. Yêu cầu chung 2.1 Chất lượng, số lượng hàng hóa – Gại phải bền chắc, khô sạch không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ; khối lượng một vỏ bao (120 ± 10) g;
  3. – Bên bán phải giao đầy đủ, số lượng, chất lượng gạo như như các bên đã thảo thuận ban đầu; – Chất lượng gạo phải được đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa theo quy định của bộ y tế về sản phẩm; – Bên bán phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng hàng hóa về chất lượng gạo tươi; – Đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng dự trữ quốc gia về gạo tươi. 2.2 Yêu cầu cảm quan 1. Màu sắc Đặc trưng cho từng giống, từng loại gạo không biến màu 2. Mùi, vị Không có mùi, vị lạ 3. Tạp chất Không có tạp chất lạ và côn trùng – Dư lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng- Dư Yêu cầu vệ lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng: theo quy sinh chất định hiện hành.- Dư lượng kim loại nặng trong gạo trắng- Giới hạn tối đa hàm lượng gạo lượng kim loại nặng cho phép có trong gạo trắng: theo quy định hiện hành. Điều 3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 3.1 Bao gói: Bao chứa gạo trắng phải khô, sạch, nguyên vẹn, bền, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì phải được làm từ vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp cho mục đích sử dụng, không chứa độc tố hoặc có mùi làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Gạo trắng được đóng gói với các khối lượng thích hợp. – Đảm bảo chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị bảo quản gạo dự trữ quốc gia được quy định như sau: – Túi PVC – Khí N2 dùng trong bảo quản gạo – Palet – Thiết bị, phụ kiện hút, nạp khí và xác định độ kín khí – Thiết bị đo nồng độ khí N2 – Thiết bị đo nồng độ khí N2 chuyên dụng với mức sai số cho phép ± 0,3%. – Các dụng cụ, thiết bị khác: Xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô gạo, cân các loại thích hợp để sử dụng đối với gạo. Các dụng cụ yêu cầu hiệu chuẩn, kiểm định (máy đo độ ẩm, cân kỹ thuật, cân phân tích, cân bàn ) phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành;
  4. – Bao bì đóng gói: Gạo dự trữ quốc gia được đóng tịnh 50 kg/bao. Bao chứa gạo được dệt từ loại sợi Polypropylen (PP) màu trắng, đầu bao được may bằng hai đường chỉ trắng, Bao chứa gạo phải mới, bền chắc, khô sạch không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ; khối lượng một vỏ bao (120 ± 10) g. 3.2 Ghi nhãn: Ngoài các quy định trong TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), cần có các thông tin sau đây: – Tên sản phẩm, chủng loại; – Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất; – Khối lượng tịnh. 3.3 Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển gạo trắng phải khô, sạch, không có mùi lạ. Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo chống ẩm ướt, duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển gạo lẫn với các hàng hoá khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. 3.4 Bảo quản: Bảo quản gạo trắng trong kho ở dạng đóng bao, không nên bảo quản ở dạng đổ rời. Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và sinh vật hại. Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm. – Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; tường kho, nền kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo qui định hiện hàn – Trước khi chất gạo vào kho, nền kho phải được kê lót bằng các bục kê. – Lô gạo xếp cách tường từ 0,5 m đến 0,8 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để nhân viên có trách nhiệm có thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý. – Bao gạo xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, gạo được xếp theo cùng loại chất lượng, cùng loại bao, không chất cao quá 15 lớp bao. Lô gạo được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ. – Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho. Điều 6 Thời gian, địa điểm Giao hàng – Thời gian giao hàng: từ ngày 25 tháng 10 năm 2020; – Điều kiện cơ sở giao hàng: DAT (bến) – Giao tại bến – Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Viêt Nam
  5. – Cảng dỡ hàng: Buffalo, New york, Mỹ Điều 7. Kiểm tra hàng hóa, thời điểm chuyển dịch rủi ro – Bên mua hàng hóa xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa như các bên đã thỏa thuận; – Nếu trường hợp bên mua chúng minh hàng hóa không đảm bảo chất lượng có quyền từ chối nhận hàng hóa hoặc gia hạn yêu cầu bên Mua cung cấp đủ số lượng trong thời gian gia hạn; – Theo điều kiện: DAT-Delireres at terminal- Giao hàng tại bến – Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định ở nhận hàng ở cảng bên bán chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao cho bên mua thông qua việc sắp xếp hàng hóa lên tàu; – Từ thời điểm hàng hóa được chuyển lên tàu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển cho bên xuất khẩu; Điều 8. Quyền và nghĩa vụ các bên 8.1 Quyền và nghĩa vụ bán – Bên Bán cùng nhau hợp tác cung cấp đủ số lượng, chất lượng hàng hóa theo quy chuẩn bộ y tế; – Cam kết đảm bảo chất lượng, các giấy tờ kèm theo đảm bảo chất lượng gạo tươi; – Quyền nhận các khoản giá trị hợp đồng mua bán gạo tươi; – Giao hàng hóa tại cảng điểm đi theo điều kiện bên mua đưa ra; – Chịu trách nhiệm với hàng hóa; – Có quyền chấp dứt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại; 8.2 Quyền và nghĩa vụ mua – Có quyền kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa đạt yêu cầu; – Có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng không đảm bảo chất lượng; – Có nghĩa vụ thanh toán các khoản hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận; – Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại; Điều 8. Thanh toán
  6. – Phương thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng; – Thời hạn thanh toán: chia làm 2 đợt thanh toán; + Đợt 1: Đặt học 30% giá trị đơn hàng mà bên mua đặt. Phải chuyển khoản vào ngân hàng của bên B trước 5 ngày nhận hàng; + Đợt 2: Bên mua chuyển cho bên bán sau khi thực hiện giao nhận hàng muộn nhất là 10 ngày; – Chứng từ thanh toán: hoá đơn trị giá gia tăng bản chính do bên B phát hành thể hiện đầy đủ, chi tiết hàng hoá, giá cả, số đơn đặt hàng. Bản chính biên bản giao nhận hàng hoá có đủ chữ ký của người giao và nhận hàng Điều 9. Giải quyết tranh chấp – Trong quá trình diễn ra hợp đồng nếu có tranh chấp các bên đều tôn trọng phương thức giải quyết hòa giải nhằm đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thì áp dụng trọng tài thương mại tại “Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Điều 10. Điều luật áp dụng – Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 11. Điều khoản bất khả kháng – Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế – Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. – Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.” Các sự kiện khác quan có thể: + Bão từ cấp 5 trở đi; + Động đất; sóng thần; + Quyết định cơ quan nhà nước; + Bệnh dịch nghiêm trọng cảnh báo mức quốc gia
  7. Điều khoản kiểm định: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của hành hóa trong hợp đồng này này sẽ do bên bán đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu. Điều 12. Điều khoản chung .Hợp đồng này được lập thành 06 bản: 03 bản bằng tiếng Anh, 03 bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ 01 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt. Đại diện bên A Đại diện bên B Đại diện bên C